1. GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Ngành Kỹ thuật xây dựng (một số trường đại học là ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, biệt thự, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại, ….
Ngành Kỹ thuật xây dựng thuộc bộ môn Xây dựng dân dụng và Kiến Trúc do Khoa Công trình – Phân hiệu Trường Đại học Giao Thông Vận Tải tại Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Đội ngũ giảng viên của ngành có trình độ cao, tâm huyết với nghề. Nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ và Thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước, cùng với lực lượng cộng tác viên đông đảo là nguồn lực vững mạnh để giúp Nhà trường thực hiện các kế hoạch đào tạo.
Và nhiều thế hệ kỹ sư đã tốt nghiệp và đang làm việc tại nhiều tập đoàn và công ty lớn hoạt động về xây dựng hiện nay như Vingroup, Novaland, Phát Đạt, Hòa Bình, Coteccons, Cofico, Central, Ricons, Delta, Nagecco v.v… Điều đó đã khẳng định được về chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua nhiều tiêu chí nhằm đáp ứng yêu cầu cao và chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng hiện nay.
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ cho công tác thiết kế, giám sát, tổ chức thi công, quản lý dự án và kiểm định công trình xây dựng. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng còn được đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và được tham gia các hoạt động, phong trào học chủ động, sáng tạo cùng với sự trải nghiệm thông qua thực tập tại các công ty, tập đoàn xây dựng nhằm tạo hứng thú và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
3. ƯU THẾ KHÁC BIỆT NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI:
4. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP:
5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Gồm 4 chuyên ngành:
- Xây dựng dân dụng và Công Nghiệp: Thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình như: nhà ở, văn phòng, nhà xưởng công nghiệp, bệnh viện, trường học, tháp truyền hình, bể chứa công nghiệp, …
- Kết cấu xây dựng: Tính toán thiết kế chuyên sâu, thi công các công trình như: Cầu, Cầu nhịp lớn, Hầm, Nhà cao tầng, Nhà xưởng, Sân vận động, Công trình thủy lợi, đập thủy điện, …
- Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Thiết kế, quy hoạch và thi công hệ thống cầu đường, đô thị, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng, hệ thống cây xanh, … Quản lý dự án xây dựng.
- Vật liệu và công nghệ xây dựng: Thiết kế, chế tạo và nghiên cứu các loại vật liệu và cấu kiện xây dựng; thi công, quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng.
“KỸ THUẬT vững chắc – XÂY DỰNG tương lại”
6. CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN:
(Giới Thiệu Ngành Kỹ thuật Xây dựng)
Các ngành khác có thể bạn quan tâm: