logo logo
vi en
GSAMã tuyển sinh:
25/06/2017      1512

Nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại các trung tâm đô thị lớn ở Việt Nam, Nhóm chuyên gia của Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND và Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu phát triển giải pháp xây dựng các tuyến xe buýt nhanh BRT. Tin tưởng vào năng lực và uy tín của Nhà trường trong lĩnh vực khoa học ứng dụng ngành Giao thông Vận tải, UBND Thành phố đã giao Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị làm chủ đầu tư triển khai Dự án phát triển giao thông xanh nhằm xây dựng tuyến BRT và trên cơ sở đó sẽ tiếp tục phát triển các tuyến còn lại dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, các sở ngành và đơn vị liên quan khác.
 

Tiến sỹ Ngô Châu Phương - Trưởng Phòng KHCN&ĐN, Trưởng Bộ môn Cầu Hầm

Chủ nhiệm đồ án dự án phát triển giao thông xanh đại diện nhóm nghiên cứu của Nhà trường 
trả lời phỏng vấn báo Vnexpress về tuyến xe buýt nhanh BRT số 1

Luôn trăn trở về việc giải quyết thực trạng giao thông nước nhà, Thầy và Trò Nhà trường đã áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới vào điều kiện thực tế tại Việt Nam một cách linh hoạt, tuy rằng bài toán đặt ra cho nhóm nghiên cứu thực sự là rất hóc búa. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát và tham mưu cho lãnh đạo Thành phố, dự kiến sẽ có 6 tuyến BRT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến BRT số 1 (dài gần 29 km) với số vốn gần 156 triệu USD được khởi công trong năm 2014 và sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018. Điểm đầu tuyến tại bến xe miền Tây và điểm cuối tại ngã 3 Cát Lái (quận 2) gồm các hạng mục: 1 depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến và 30 xe buýt (sử dụng khí nén thiên nhiên - CNG). Xe buýt nhanh với lợi thế là thời gian thi công ngắn, chi phí đầu tư thấp (bằng 1/40 vốn đầu tư của metro), khả năng vận chuyển lớn với 200 chỗ và tốc độ nhanh (khoảng 40 km/h, gấp đôi xe buýt hiện nay vì có làn đường riêng) nên rất phù hợp với các nước đang phát triển, các thành phố lớn đông dân trên thế giới.

Sơ đồ tuyến xe buýt nhanh số 1


Sơ đồ 6 tuyến xe buýt nhanh dự kiến xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không chỉ dừng lại ở giải pháp xe buýt nhà BRT, Nhà trường còn được mời để tư vấn, thiết kế, hoặc thẩm định các dự án về tàu điện Metro, Bến xe Miền Đông mới, các dự án cầu đường lớn nhỏ ở khu vực phía Nam như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Quốc lộ 20, Cầu Cổ Chiên, Cầu Sài Gòn 2….Những công trình có dấu ấn của Nhà trường không những đã khẳng định vị thế của một cơ sở đào tạo uy tín, mà còn là cơ hội to lớn cho những bạn sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học công nghệ tiếp cận và trau dồi bản thân đóng góp trí tuệ của mình cho nước nhà. Phát huy nguồn năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học hùng hậu với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông Vận tải, vì Thành phố văn minh sạch đẹp, Thầy và Trò của Nhà trường đã miệt mài nghiên cứu sáng tạo cống hiến trí tuệ của mình đồng hành và chung tay vì sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bài viết liên quan

Thông báo tuyển sinh

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TẠI TP.HCM

Địa chỉ: 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Thành phố. Thủ Đức (Quận 9 cũ), TP. Thành phố Hồ Chí Minh

ĐT: (028) 3896. 6798

Số Fax: (028) 3896.4735

Email: banbientap@utc2.edu.vn

Trang web: https://utc2.edu.vn

Bộ phận tuyển sinh

Địa chỉ: Phòng E10, Phân hiệu Đại học Giao thông, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐT: (028) 3896.2819

Email: tuyensinh@utc2.edu.vn

Trang web: https://tuyensinh.utc2.edu.vn

Liên kết với chúng tôi

Instagram Tiktok Facebook Youtube

Website trường

© 2023 Bản quyền thuộc về Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh. Thiết kế website bởi webmoi.vn