


1. GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông của UTC2 (mã tuyển sinh GSA, mã ngành 7.52.02.07).
Đại học Giao thông Vận tải là Trường đầu tiên trên toàn quốc đảo tạo Kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông (1991). Đến nay có 24 Khóa đã tốt nghiệp với hơn 3600 Sinh viên. Bộ môn Kỹ thuật Viễn thông (với 01 PGS, 07 Tiến sĩ, 09 Thạc sĩ) đảm nhận đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông với ba trình độ: Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Đào tạo theo chương trình tín chỉ hệ:
- Hệ đào tạo cử nhân: 4 năm.
- Hệ đào tạo kỹ sư: 5 năm.
Cơ sở vật chất đẩy đủ và hiện đại bao gồm các Phòng thí nghiệm, thực hành: Phòng thí nghiệm cơ sở ngành, Phòng thí nghiệm chuyên ngành và Phòng thí nghiệm Viễn thông nâng cao.


2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Đào tạo Kỹ sư có kiến thức cơ bản tích hợp ở ba lĩnh vực Điện tử - Viễn thông - Công nghệ thông tin.
- Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và khai thác các hệ thống thông tỉn, viễn thông hiện đại.
- Thích ứng tốt trong môi trường làm việc của các Tập đoàn, các Tổng công ty, các Cơ quan, các doanh nghiệp trong và nước ngoài.
- Trang bị cho người học phương pháp tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thực hành, sáng tạo và làm việc độc lập.
.png)
3. ƯU THẾ KHÁC BIỆT NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Hệ đào tạo cử nhân: 4 năm, hệ đào tạo kỹ sư: 5 năm kịp thời cung cấp cho sinh viên kỹ năng cứng / mềm và vững kiến thức để tự tin tham gia và thị trường làm việc.
Đào tạo cho sinh viên kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề trong thực tế; làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; giao tiếp; đàm phán; làm việc nhóm và đưa ra kỹ năng ra quyết định trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới.
Đội ngũ giảng viên được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước với nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn quản lý doanh nghiệp, nổi bật:
- 04 Phó giáo sư - Tiến sĩ, trong đó: 01 PGS;
- 03 Tiến sĩ được đào tạo tại nước ngoài trong đó 02 TS thỉnh giảng.
- 02 Nghiên cứu sinh tại nước ngoài (Pháp và Úc).
- 07 Thạc sĩ được đào tạo trong và ngoài nước.
.png)


4. TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Tập đoàn và Tổng công ty viễn thông như VNPT, Viettel, Mobifone, Vietnamobile, Gtel Mobile;
- Đài phát thanh và truyền hình như VTV, VTC, VOV;
- Các Viện nghiên cứu và các trường Đại học, Cao đẳng;
- Công ty trong nước và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực Điện – Điện tử, Viễn thông và Công nghệ thông tin như FPT, Ericsson, Alcatel, Siemens, Intel, Cisco, Nokia, Huawei, ZTE, Intel, Samsung, Canon, Foxconn, LG display…;
- Các Phòng Kỹ thuật mạng và bảo mật thông tin trong hệ thống Ngân hàng và Doanh nghiệp;
- Các Đơn vị thuộc Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Các công ty chế tạo thiết bị và vận hành cho tòa nhà thông minh, thành phố thông minh, hệ thống giao thông thông minh;
- Các Công ty Thông tin, tín hiệu hoạt động trong lĩnh vực Giao thông vận tải và Công nghiệp;
- Các công ty cung cấp, chế tạo sản phẩm điện tử y sinh, các cơ sở y tế, bệnh viện;
- Các công ty chế tạo, xuất nhập khẩu thiết bị điện tử, tin học trong và ngoài nước.


5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về ngành Điện tử, Viễn thông, đạt chuẩn tiếng Anh B1 (chuẩn Châu Âu), đặc biệt đi sâu vào các lĩnh vực:
- Lĩnh vực mạng viễn thông: Vận hành và khai thác các mạng viễn thông hiện có như mạng điện thoại công cộng, mạng Internet, ...;
- Lĩnh vực thông tin di động: Nghiên cứu, thiết kế và khai thác hệ thống thông tin di động 2G, 3G & 4G;
- Lĩnh vực thông tin quang: Thiết kế, vận hành và khai thác hệ thống thông tin quang;
- Lĩnh vực công nghệ mới: Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới: Massive MIMO, sau 4G, kỹ thuật mạng nâng cao;
- Lĩnh vực truyền thông đa phương tiện: Thiết kế - khai thác các hệ thống truyền thông đa phương tiện như: truyền hình số - vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình hội nghị, truyền hình quảng bá và truyền hình Internet;
- Lĩnh vực bảo mật và an ninh mạng: Thiết kế các hệ thống bảo mật và an ninh cho các hệ thống viễn thông, ngân hàng và doanh nghiệp;
- Lĩnh vực chất lượng dịch vụ mạng: Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ mới, dịch vụ bổ sung và dịch vụ gia tăng trong các hệ thống viễn thông;
- Lĩnh vực tích hợp các Công nghệ Điện, Điện tử, Viễn thông và Công nghệ thông tin;
- Thiết kế chế tạo linh kiện tích hợp, mạch điện tử với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường;
- Xử lý tín hiệu: y sinh, âm thanh, hình ảnh, video, tọa độ dẫn đường, ..;
- Lập trình cho FPGA, PLC, hệ thống nhúng, thiết bị di động, máy tính công nghiệp;
- Thiết kế chế tạo thiết bị điện tử-tin học: cho hệ thống điện tử tiêu dùng, viễn thông, giao thông thông minh (ITS), y tế, hệ thống tự động hóa sản xuất trong công nghiệp, robot, IoT, ...

6. CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

Các ngành khác có thể bạn quan tâm: