Từ năm học 2015-2016 tại Cơ sở II Đại học GTVT ngành Kỹ thuật Cơ khí đang được đào tạo các kỹ sư các chuyên ngành sau:
1. Chuyên ngành Cơ điện tử
1.1. Mục tiêu đào tạo
Ngành Cơ điện tử là một ngành mới trên thế giới cũng như ở Việt nam là sự kết hợp liên ngành giữa cơ khí, điện tử và điều khiển máy tính thông minh trong thiết kế và chế tạo nhằm giải quyết các yêu cầu công nghệ mới của việc chế tạo các sản phẩm và quá trình công nghiệp.
Đào tạo kỹ sư có kiến thức cơ bản, cơ sở về cơ khí, điện - điện tử và kỹ năng điều khiển tự động hoá; xây dựng được các phần cứng, phần mềm để điều khiển các máy móc, các thiết bị tự động và các phương tiện giao thông vận tải; vận hành sử dụng bảo trì các hệ thống tự động điều khiển của thiết bị giao thông vận tải, thiết bị thi công; thiết kế cải tiến các thiết bị máy móc thi công và các thiết bị giao thông vận tải.
1.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới cơ khí và điện tử, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
Sinh viên ngành Cơ điện tử được trang bị các kiến thức để có khả năng thiết kế, mô phỏng các hệ thống cơ điện tử, triển khai và vận hành các sản phẩm cơ điện tử trong công nghiệp cũng như quá trình tự động hóa sản xuất.
|
Chiếc xe của Trường Đại học Giao thông Vận tải Cơ sở II tham gia cuộc thi Lái xe sinh thái - Tiết kiệm nhiên liệu Honda 2016 |
2. Chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng cầu đường hoặc Máy xây dựng - Xếp dỡ.
2.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư khai thác sử dụng tổ chức thi công và sửa chữa các loại máy móc thiết bị phục vụ trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông và công nghiệp.
2.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các đơn vị thi công xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, chế tạo lắp ráp cơ khí, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
2.3. Kỹ sư Cơ giới hóa xây dựng cầu đường có khả năng:
- Thiết kế, chế tạo, khai thác, bảo trì, sử dụng các loại máy dùng trong thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Thiết kế, chế tạo, khai thác, bảo trì, sử dụng các thiết bị nâng, chuyển và thang máy dùng trong xây dựng, công nghiệp và dân dụng …
2.4. Các kỹ sư Cơ giới hóa xây dựng giao thông khi ra trường sẽ làm ở những nơi sau:
2.4.1. Lĩnh vực sản xuất: Quản lý, khai thác các trang thiết bị máy móc tại:
+ Các Tổng công ty, công ty xây dựng: Giao thông; Dân dụng, Công nghiệp, Thủy điện …
+ Công tác tại các đơn vị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá: Cảng Hàng không, cảng biển, cảng sông, các nhà ga đường sắt, kho bãi v.v...
+ Các công ty có các dây chuyền sản xuất máy móc, thiết bị;
Có khả năng mở các công ty TNHH, công ty cổ phần để sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực máy xây dựng - xếp dỡ và thang máy.
2.4.2. Lĩnh vực chế tạo và kinh doanh:
+ Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ về Máy xây dựng - Xếp dỡ cho các đơn vị sản xuất;
+ Tư vấn đầu tư trang thiết bị Máy xây dựng - Xếp dỡ cho các Công ty, tổng công ty, các doanh nghiệp v.v...
+ Công tác tại các công ty liên doanh với nước ngoài về lĩnh vực thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ,tư vấn nhập khẩu ,mua bán máy móc thiết bị.
+ Các công ty kinh doanh về: Máy thi công, Máy xếp dỡ, Máy nâng chuyển, Thang máy v.v... làm đại diện tại văn phòng của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Komatsu, Caterpillar v.v...
+ Các công ty sản xuất, lắp đặt thang máy.
2.4.3. Lĩnh vực quản lý:
Tham gia nghiên cứu, quản lý tại các Vụ, Viện, Sở v.v... thuộc:
+ Bộ Giao thông Vận tải; + Bộ Quốc phòng,
+ Bộ Xây dựng + Bộ Khoa học công nghệ
+ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn + Cục Đăng kiểm Việt Nam...
2.4.4. Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo:
Giảng dạy tại một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong các lĩnh vực Giao thông Vận tải, Xây dựng, Thuỷ lợi, Kiến trúc, Hàng hải và Quốc phòng.
2.4.5. Cơ hội việc làm và thu nhập.
Sau khi tốt nghiệp ra trường 100% có việc làm với mức lương từ 6-8 triệu đồng/tháng, mức lương sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm và tới nay đã có kỹ sư CGHXDCĐ thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Nếu làm cho công ty liên doanh với nước ngoài, mức lương khởi điểm 400 -500 USD/tháng.
3. Chuyên ngành Cơ khí ô tô
3.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phục vụ công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo ô tô, các chi tiết và tổng thành của ô tô. Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong khai thác và sử dụng ô tô.
3.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp chế tạo, lắp ráp, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa ô tô, các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
3.3. Nhu cầu xã hội đối với đối với kỹ sư Cơ khí ô tô
Với xu hướng phát triển củacủa ngành công nghiệp ô tô thì nhu cầu của xã hội đối đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư cơ khí ô tô chất lượng cao là tất yếu. Trong đó nhu cầu tập trung vào các lĩnh vực chính sau đây:
- Sản xuất ô tô, xe máy: Cần đội ngũ kĩ sư ô tô trình độ cao công tác tại các phòng nghiên cứu phát triển của các tập đoàn ô tô, nghiên cứu phát triển tối ưu hóa hệ thống trên ô tô, thiết kế các mẫu xe mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, vận hành và xây dựng các quy trình lắp ráp xe, chế tạo phụ tùng lắp ráp thay thế.
- Khai thác bảo trì: Lĩnh vực cần đội ngũ kĩ sư có trình độ cao làm công đào tạo, nghiên cứu tài liệu chuyên ngành trực tiếp khắc phục hư hỏng, xây dựng quy trình bảo dưỡng, quản lý các đội xe. Ngoài ra các kĩ sư ô tô có thể bảo trì cho tất cả các thiết bị có gắn động cơ phục vụ trong ngành dầu khí, cung cấp điện, xây dựng công trình…v.v.
- Dịch vụ: Bao gồm các vị trí nhân viên kinh doanh xe, quản lý kho vật tư phụ tùng ô tô, kinh doanh phụ tùng, bảo hiểm và giám định tai nạn, cố vấn dịch vụ. Những vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn về ô tô đồng thời kết hợp với các kỹ năng giao tiếp, kiến thức về kinh tế, luật …v.v..
- Đăng kiểm và kiểm tra chất lượng:Vị trí đăng kiểm viên công tác tại các trạm đăng kiểm đòi hỏi người có chuyên môn về Cơ khí ô tô kết hợp với chứng chỉ đăng kiểm viên. Kiểm định chất lượng xe là các chuyên gia đánh giá chất lượng xe tại các công ty sản xuất sau khi hoàn tất các công đoạn lắp ráp.
- Quản lý kĩ thuật tại các cơ quan nhà nước: Cán bộ kĩ thuật chuyên trách sở giao thông, thanh tra giao thông, cục đăng kiểm..v.v.
3.4. Một số đơn vị kỹ sư Cơ khí ô tô có thể làm việc
Kỹ sư ngành Cơ khí ô tô có thể làm việc tại các cơ quan của nhà nước: như các các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Trường, Sở giao thông Vận tải, Trạm đăng kiểm, Công ty vận tải..v.v. Các hãng xe lớn trong nước (Trường Hải, Samco, Vinaxuki, Transico..v.v) và ngoài nước (Toyota, Huyndai, Mercedes-Benz, Ford, BMW.v.v.).
4. Chuyên ngành Tầu điện Metrô
4.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực vận tải đường sắt đô thị nói chung và trong lĩnh vực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành hệ thống tầu điện mêtrô nói riêng; có khả năng nghiên cứu thiết kế chế tạo các chi tiết, bộ phận và tổng thành đoàn tầu mêtrô. Ngoài ra còn có thể làm việc trong lĩnh vực đầu máy - toa xe.
4.2. Nơi công tác sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị nghiên cứu thiết kế, khai thác tầu điện - mêtrô, các đơn vị trong ngành Đường sắt Việt Nam, trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong các Viện nghiên cứu thiết kế, các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
4.3. Năng lực đạt được sau khi tốt nghiệp:
Kỹ sư Kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành Tầu điện Metrro sau khi tốt nghiệp có năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, có năng lực làm việc theo nhóm và có đủ các kỹ năng mềm để hoàn thành các nhiệm vụ:
- Khai thác, tổ chức vận dụng, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa đoàn tàu Metro và các phương tiện giao thông trên đường sắt.
- Thiết kế các chi tiết, cụm chi tiết máy móc công nghiệp, khai thác, vận hành máy móc và dây chuyền công nghệ trong nhà máy.
- Làm công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại các viện thiết kế, các trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và công nghệ về đầu máy toa xe nói riêng.
- Làm công tác giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp
+ Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư sau khi ra trường có thể làm việc tại các Xí nghiệp Đầu máy, Toa xe, các Công ty của ngành Đường sắt Việt Nam và các ngành công nghiệp khác tại các thành phố lớn Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh; Có thể làm việc tại các Viện thiết kế công nghiệp, các Công ty liên doanh nước ngoài…Tương lai không xa (đến năm 2017-2018) các thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ khai thác các tuyến tầu điện đô thị đầu tiên. Khi đó nhu cầu kỹ sư Tầu điện Metro, Đầu máy Toa xe để phục vụ trong các tuyến đường sắt đô thị này là rất lớn
TS. Nguyễn Hữu Chí – Trưởng Bộ môn Cơ khí