+ Tên chuyên ngành: Tầu điện Metro
+ Mục đích đào tạo: Đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải đô thị và khai thác, vận hành hệ thống tàu điện metro; Làm các công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo các chi tiết, các bộ phận, tổng thành toa xe đoàn tàu Metro; làm công tác giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp đường sắt.
+ Thời gian đào tạo: 4 năm (08 học kỳ)
+ Loại bằng được cấp sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư Kỹ thuật Cơ khí
+ Năng lực đạt được sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư Kỹ thuật cơ khí, chuyên ngành Tầu điện Metro sau khi tốt nghiệp có năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, có năng lực làm việc theo nhóm và có đủ các kỹ năng mềm để hoàn thành các nhiệm vụ:
+ Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư sau khi ra trường có thể làm việc tại Ban quản lý dự án đường sắt đô thị, các Tổng công ty Đường sắt thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Viện thiết kế đường sắt, Viện Khoa học công nghệ GTVT, Cục đường sắt, Cục đăng kiểm. Các Xí nghiệp Đầu máy, Toa xe, Các Công ty của ngành Đường sắt Việt Nam và các ngành công nghiệp khác tại các thành phố lớn Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh; Làm việc tại các Viện thiết kế công nghiệp, các Công ty liên doanh nước ngoài…
Đây là tuyến metro lớn ở Hà Nội với chiều dài 25km . Dự kiến sẽ xây dựng theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ tập trung xây dựng tuyến đường sắt trên cao này từ Ngọc Hồi đến Gia Lâm dài 11km bao gồm cả khu ga Ngọc Hồi. Dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào khoảng đầu năm 2012.
Dài 35,2km, đầu tiên sẽ xây dựng tuyến Cát Linh - Hà Đông (2A) có chiều dài hơn 13km, với điểm đầu của tuyến là nút giao Cát Linh - Giảng Võ và điểm cuối là bến xe Hà Đông mới cạnh quốc lộ 6. Dự kiến đến năm 2017, tuyến đường sắt này sẽ đi vào khai thác. Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo cũng sẽ được khởi công đồng thời
(Số nhân sự dự kiến tuyển dụng cho các vị trí làm việc là 680 người – đã tuyển 181 người, còn lại 499 (trong đó khoảng 40% ưu tiên chuyên ngành tầu điện metro hoặc đầu máy –toa xe) người sẽ tuyển trong năm 2016 đào tạo tại Việt Nam)
Tổng chiều dài tuyến 12,5km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5km, đoạn đi ngầm dài 4km. Điểm đầu là Nhổn - theo QL32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao vành đai 3 - Cầu Giấy - Kim Mã- Giảng Võ- Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối là ga Hà Nội. Dự án có 8 ga trên cao, 4 ga ngầm.
Dài khoảng 34,5km, có chức năng nối trung tâm thành phố với các khu đô thị dọc theo hành lang Láng - Hòa Lạc.
- Tuyến metro số 1: Bến Thành (Q.1) – Suối Tiên (Q.9)
Dài hơn 19 km từ chợ Bến Thành (quận 1) đến ga cuối tại Thủ Đức. Khởi công xây dựng vào năm 2013 và dự kiến đưa vào khai thác chính thức đầu năm 2018
- Tuyến metro số 2: Thủ Thiêm (Q.2) – Bến xe Tây Ninh (Q.12)
Dài 10,18 km xuất phát từ đường Hàm Nghi, kết thúc tại cầu Tham Lương. Tuyến có đoạn đi ngầm từ đường Hàm Nghi đến Bà Quẹo dài 8,4 km, đi trên mặt đất 0,5 km ngang qua phễu bay của sân bay Tân Sơn Nhất và đi trên cao 1,1 km cuối cùng để vào ga và trạm bảo dưỡng.
- Tuyến metro số 3A: Bến Thành (Q.1) – Tân Kiên (Q.Bình Chánh)
- Tuyến metro số 3B: Ngã sáu Cộng Hòa (Q.3) – Hiệp Bình Phước (Q.Thủ Đức)
Dài 24 km hướng tuyến: QL13 - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Thị Minh Khai - Hùng Vương - Kinh Dương Vương.
- Tuyến metro số 4: Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7) – Cầu Bến Cát, Thạnh Xuân (Q.12)
Dài 24 km, hướng tuyến: Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Khánh Hội - Nam Sài Gòn.
- Tuyến metro số 5: Bến xe Cần Giuộc (Q.8) – Cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh)
Dài 17 km, hướng tuyến: Điện Biên Phủ - Bạch Đằng - Phan Đăng Lưu - Hoàng Văn Thụ - Lý Thường Kiệt - Phù Đổng Thiên Vương - BX Cần Giuộc.
- Tuyến metro số 6: Bà Quẹo (Q.Tân Bình) – Vòng xoay Phú Lâm (Q.6)
Dài 6 km, hướng tuyến: Âu Cơ - Lũy Bán Bích
Phối cảnh tuyến tàu điện ngầm số 1 trong tương lai
Published on July 20, 2012 by admin in Tin tức, Trang nhất, • vnexpress.net
Tuyến tàu điện số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài gần 20 km gồm 2 đoạn ngầm và trên cao. Đoạn ngầm có 3 nhà ga, dài 2,6 km bắt đầu từ ga số 1 (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố rồi qua trụ sở công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua Fafilm đến khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển sang đi trên cao với 11 nhà ga.
Dự án tuyến metro số 1 có tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỷ USD bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Song, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với biến động về tỷ giá ngoại tệ nên tổng mức đầu tư của dự án đã tăng lên 2,07 tỷ USD.
Lưu lượng khách chuyên chở của metro số 1 dự kiến khoảng 162.000 lượt người mỗi ngày (giai đoạn 2014 – 2020), sau đó nâng lên khoảng 635.000 lượt (năm 2030) và 800.000 lượt (năm 2040).
Phối cảnh nhà ga Bến Thành. Tại khu vực này một không gian rộng khoảng 45.000m2, gồm nhà ga đường sắt đô thị (metro) và trung tâm mua sắm ngầm sẽ được xây dựng dọc đường Lê Lợi và quảng trường chợ Bến Thành (quận 1) hứa hẹn tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm TP HCM.
Tại khu vực nhà hàng Tân Cảng …
… vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng cách 40m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu.
Sau đó tàu sẽ đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (về phía thượng lưu so với cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội (xa lộ Hà Nội sẽ được giải tỏa theo đúng lộ giới quy hoạch). Đến khoảng Km 18+535 tuyến vượt sang phía Nam xa lộ để vào Ga số 14 (ga Suối Tiên).
Sau khi vào ga số 14 (ga Suối Tiên), tàu điện sẽ rẽ phải vào depot Long Bình kết thúc hành trình. Dự kiến, tuyến metro số 1 này sẽ được khởi công vào cuối tháng 8 này.